HLV Mai Đức Chung có thể sắp trở lại đội tuyển nữ Việt Nam
Theo báo cáo gần đây từ Cimigo, nhóm người trẻ (24-44 tuổi) thường lựa chọn các môn thể thao cường độ cao. Trong khi, nhóm trung niên (45-55 tuổi) ưu tiên vận động nhẹ nhàng hơn thông qua đi bộ, yoga. Đáng chú ý, trong số người được khảo sát, 73% người đang sở hữu smartwatch nhằm theo dõi sức khỏe và hoạt động thể chất. Con số này cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của công nghệ trong chăm sóc sức khỏe cá nhân cũng như xu hướng đầu tư vào chăm sóc bản thân của người Việt ngày càng gia tăng."Sự bùng nổ của smartwatch không đơn thuần chỉ là xu hướng, mà đó là dấu hiệu cho thấy người Việt đang thực sự chú tâm và đầu tư vào sức khỏe của mình một cách nghiêm túc", ông Ivan Lai, Giám đốc Garmin Việt Nam nhận định.Theo Straits Research, smartwatch hỗ trợ đo lường lượng oxy tiêu thụ tối đa (VO2 max), khối lượng tập luyện (Training Load) hay độ bão hòa oxy trong máu (SpO2), cùng nhịp tim, biến thiên nhịp tim (HRV), chỉ số căng thẳng, giúp đảm bảo an toàn sức khỏe khi tập luyện cường độ cao. Những chỉ số này cho phép người dùng theo dõi thể trạng, điều chỉnh cường độ tập luyện phù hợp, tối ưu hiệu suất và phát hiện sớm dấu hiệu bất thường, giúp họ kiểm soát quá trình rèn luyện và nâng cao sức khỏe một cách hiệu quả. Điều này thúc đẩy các hãng công nghệ không ngừng cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người dùng. Đơn cử, Garmin đã phát triển Garmin Coach - huấn luyện viên ảo giúp cá nhân hóa lộ trình tập luyện và nâng cao thành tích.Không chỉ hỗ trợ theo dõi sức khỏe, smartwatch còn trở thành người bạn đồng hành trong cuộc sống hiện đại. Thiết bị này giúp người dùng quản lý thời gian, sắp xếp công việc và thực hiện các giao dịch thông minh, mang đến sự tối ưu trong lối sống bận rộn.Hòa mình vào xu hướng thanh toán không tiền mặt, một trong những phương thức phổ biến nhất hiện nay là Garmin Pay, chỉ cần " một chạm - trả", giao dịch sẽ nhanh chóng thực hiện ngay trên cổ tay, hiện tính năng này đã hỗ trợ 11 ngân hàng tại Việt Nam.Không chỉ giúp theo dõi hoạt động thể chất, smartwatch còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện giấc ngủ - yếu tố quyết định đến sức khỏe tổng thể. Theo Cimigo, 81% người Việt ưu tiên giấc ngủ đầy đủ để duy trì thể lực và tinh thần minh mẫn.Để làm rõ hơn về mối liên hệ mật thiết giữa giấc ngủ, hoạt động thể chất và mức độ hạnh phúc. Cũng như khám phá cách smartwatch có thể đóng góp vào hành trình sống khỏe mạnh hơn. Gần đây, Garmin đã hợp tác với Đại học Harvard và Đại học Oxford để nghiên cứu sâu hơn về yếu tố quyết định đến hạnh phúc và sức khỏe tinh thần, từ đó giúp người dùng tìm ra phương pháp tối ưu để nâng cao chất lượng cuộc sống. Kết quả bước đầu nghiên cứu cho thấy giữa giấc ngủ, luyện tập thể dục và hạnh phúc có mối liên kết mật thiết. Những yếu tố này góp phần duy trì sự ổn định cảm xúc và tác động trực tiếp đến mức độ hài lòng của mỗi cá nhân. Để làm rõ hơn về nghiên cứu này, hiện nay, Nghiên cứu Sức khỏe và Hạnh phúc đang mở rộng quy mô hơn 10.000 người trên toàn thế giới, người dùng có thể đăng ký tham gia tại đây.Ngoài ra, vào ngày 26.3 tới, Garmin sẽ sự kiện trực tuyến Garmin Health Webinar, tại đây khách mời tham dự sẽ cơ hội gặp gỡ các giáo sư từ Harvard - Oxford và cập nhật những phát hiện khoa học mới nhất về sức khỏe. Đăng ký tham gia tại đây.Theo Imarc Group, thị trường smartwatch tại Việt Nam dự kiến tăng trưởng 25,2% mỗi năm đến 2033. Theo ước tính từ ECDB, riêng doanh thu từ kênh bán hàng trực tuyến có thể đạt 79,6 triệu USD vào năm 2025 và tiếp tục tăng trưởng 9,8% mỗi năm giai đoạn 2025-2029. Nếu tính cả kênh bán lẻ truyền thống, con số này còn lớn hơn, phản ánh nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Việt.Nắm bắt xu hướng này, Garmin không ngừng đổi mới công nghệ và tạo dấu ấn khác biệt, đơn cử như ra mắt ứng dụng Điện tâm đồ ECG, đã được kiểm nghiệm lâm sàng và được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận (FDA-cleared), theo đó ECG cho phép người dùng ghi lại nhịp tim hay kiểm tra các dấu hiệu của nhịp tim không đều (AFib) chỉ trong 30 giây, người dùng có thể xem kết quả nhịp tim ngay lập tức trên đồng hồ thông minh, mang đến trải nghiệm theo dõi thông số sức khỏe chính xác và khoa học cho người dùng.Garmin cũng góp phần xây dựng cộng đồng sống khỏe, năng động qua các câu lạc bộ chạy bộ GRC, câu lạc bộ xe đạp GCC cũng như tổ chức các sự kiện thể thao quy mô lớn như Garmin Run. Bên cạnh đó, Garmin triển khai chương trình "giá cạnh tranh" nhằm hỗ trợ người dùng tiếp cận các mẫu đồng hồ thông minh tiên tiến mà không phải lo lắng về chi phí.Nhờ vậy, Garmin ngày càng khẳng định vị thế là một trong những thương hiệu đồng hồ thông minh được tin dùng nhất, chiếm 21% giá trị thị phần đồng hồ GPS, theo báo cáo của IDC trong nửa đầu năm 2024.Trong tương lai, Garmin tiếp tục đầu tư vào các giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm giúp người dùng hiểu rõ hơn về sức khỏe của mình, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp để nâng cao chất lượng cuộc sống. Với sự kết hợp giữa công nghệ và lối sống lành mạnh, smartwatch sẽ dần trở thành một phần không thể thiếu trong hành trình chăm sóc sức khỏe của người Việt hiện đại.Ông Ivan Lai, Giám đốc Garmin Việt Nam'Bật ngửa' khi nhận hóa đơn tiền điện
Hàng chục người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp vào rạng sáng 29.1 tại sự kiện tụ hội của đạo Hindu là Maha Kumbh Mela ở miền bắc Ấn Độ, theo AP.Sau hơn 12 giờ kể từ khi thảm kịch xảy ra ở thành phố Prayagraj (bang Uttar Pradesh), các đội ngũ cứu hộ vẫn tiếp tục đưa thi thể các nạn nhân đến nhà xác bệnh viện của trường Y Moti Lal Nehru tại địa phương.Phía cảnh sát chưa công bố con số thương vong chính thức, nhưng Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin tiết lộ số người chết đã gần chạm ngưỡng 40 người."Thêm nhiều xác người được đưa đến. Chúng tôi đếm được gần 40 thi thể ở đây (nhà xác)", theo một nguồn tin.Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chia buồn với thân nhân người bị hại, nhưng không đề cập số thương vong cụ thể.Ông Yogi Adityanath, Thủ hiến bang Uttar Pradesh nơi lễ hội diễn ra, cho biết cuộc giẫm đạp bắt đầu khi một số tín đồ tìm cách nhảy qua các rào cản được sắp xếp để quản lý đám đông.Lễ hội của đạo Hindu dự kiến thu hút khoảng 400 triệu người tham gia. Tính đến ngày 28.1, gần 200 triệu người đã đến nơi và hơn 57 triệu người hoàn thành nghi thức tắm nước sông Hằng vốn xem là con sông linh thiêng của Ấn Độ.Trong một diễn biến khác, một tai nạn máy bay đã xảy ra ở phi trường dầu mỏ của bang Unity thuộc Nam Sudan. Chiếc máy bay chở theo 21 người đang trên đường đến thủ đô Juba thì gặp nạn, theo Reuters dẫn lời Giám đốc Sở Thông tin bang Unity Gatwech Bipal.Ông Bipal cho biết các hành khách trên máy bay là công nhân dầu mỏ của tập đoàn GPOC, liên danh giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn Dầu khí Nile thuộc sở hữu nhà nước Nam Sudan.Trong số những nạn nhân có 2 công dân Trung Quốc và một người Ấn Độ.Vẫn chưa rõ nguyên nhân rơi máy bay, cũng như các chi tiết liên quan. Chỉ có một người trên máy bay may mắn sống sót.
Sở hữu căn hộ đa tiện ích, trung tâm thành phố, thanh toán chỉ 1%/tháng
Sáng nay (3.2), Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy. Tại hội nghị, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Trị Phan Văn Phụng công bố Quyết định số 1860-QĐ/TU ngày 3.2 của Tỉnh ủy Quảng Trị về việc thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.Theo đó, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy trên cơ sở hợp nhất Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận Tỉnh ủy. Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định điều động Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 kể từ ngày 3.2.Đồng thời, bổ nhiệm Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy Mai Xuân Tâm, Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Thị Ngọc Lan, Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Quốc Khánh, Phó trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Trần Văn Tuấn giữ chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, thời hạn bổ nhiệm 5 năm kể từ ngày 3.2.Phát biểu giao nhiệm vụ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Long Hải nhấn mạnh việc thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy là tổ chức đầu tiên của cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy tại tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải đề nghị Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tập trung thực hiện một số công việc, bao gồm: khẩn trương xây dựng quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho các lãnh đạo ban, các phòng chuyên môn; sắp xếp, bố trí đội ngũ công chức, người lao động các phòng chuyên môn đảm bảo đúng quy định.Phát biểu nhận nhiệm vụ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị Hồ Đại Nam khẳng định sẽ cùng tập thể cán bộ tập trung thực hiện nhiệm vụ ngay những ngày đầu năm, tuyệt đối không để xảy ra lỗ hổng trong thực hiện nhiệm vụ. Toàn thể cán bộ của đơn vị sẽ nỗ lực, quyết tâm cao nhất để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, nhất là công tác thông tin, tuyên truyền và công tác dân vận trong nhân dân. Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị sẽ tiếp tục phát huy truyền thống của 2 ban trước đây để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công tác tuyên giáo, dân vận trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Chiều chiều, các bạn trẻ thường đạp xe quanh bờ hồ, hoặc rủ rê nhau ra hồ Tây chụp hình, ngắm chim trời cá nước. Ánh hoàng hôn chiếu xuống giữa mặt hồ xanh biếc, bao quanh là nhà cửa và những ngọn đồi đất đỏ bazan… Khiến ai đó khi đến Đắk Mil thật khó cưỡng lại vẻ đẹp của hồ Tây.
Học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) đoạt giải nhì cuộc thi ISEF tại Mỹ
Những ngày cận Tết Nguyên đán, nhiều công nhân tranh thủ mua sắm để đón tết cùng người thân. Vì điều kiện khó khăn, không ít người đành chấp nhận đón tết ở phòng trọ. Được Liên đoàn Lao động TP.HCM hỗ trợ mua sắm tại "Ngày hội công nhân – phiên chợ Nghĩa tình", nhiều người chọn mua những món đồ thiết thực để cùng người thân ăn tết hoặc gửi về quê biếu ông bà, cha mẹ.Chị N.T.N.D (30 tuổi) chọn mua bánh trái, mứt tết về quê biếu người thân sau một năm làm việc. Người phụ nữ quê ở Sóc Trăng lên TP.HCM làm công nhân 11 năm nhưng 2 năm nay không về quê ăn tết để tiết kiệm chi phí. Những mặt hàng chị ưu tiên mua trong dịp tết này là dầu ăn, nước mắm, bột giặt…"Năm nay công ty kinh doanh khó khăn nên không có thưởng tết. Dù hụt hẫng nhưng tôi chấp nhận chung tay với doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khó khăn. Năm ngoái tôi vẫn có tiền thưởng tết, giờ đành chi tiêu tiết kiệm hy vọng sang năm công ty sẽ khởi sắc để công nhân có thêm khoản tiền cuối năm", người phụ nữ bày tỏ.Chị D. chia sẻ, sau dịch Covid-19, thói quen thắt chặt chi tiêu được áp dụng. Những năm trước, chị đều về quê đón tết cùng gia đình nhưng năm nay điều đó tạm gác lại. "Năm nay tôi không thể lì xì ba mẹ bằng tiền nhưng vẫn có những phần quà bánh động viên tinh thần họ. Tôi nghĩ rằng đó cũng là điều mà những người con xa xứ nên thực hiện. Tôi may mắn được tham gia mua sắm tại phiên chợ Nghĩa tình, hàng hóa ở đây rẻ hơn khoảng 10-15%. Các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết đều có đầy đủ", nữ công nhân nói. Chị Nguyễn Thị Hồng (37 tuổi) cho biết, trước đây chị làm công nhân cho một công ty trên địa bàn TP.Thủ Đức. Sau khi sinh con thứ hai, chị ở nhà chăm con, nhận hàng về may tại nhà. Mức thu nhập của chị phụ thuộc vào đơn hàng, không có thưởng tết vì nhận việc qua trung gian. "Trước đây nếu làm ở công ty sẽ có thưởng tết nhưng hiện tôi chỉ trông chờ vào lượng đơn hàng bản thân làm được. Tết năm nay tôi không mua sắm những thứ đắt đỏ hay quần áo mới, chỉ mua những mặt hàng cần thiết như gia vị, bánh kẹo…", chị Hồng nói. Dầu ăn, nước mắm, bánh kẹo… cũng là những mặt hàng được chị Nguyễn Thị Quắn (30 tuổi, quê ở Cà Mau) ưu tiên lựa chọn vào dịp tết này. Những món hàng mua được từ phiên chợ Nghĩa tình, chị mang về phòng trọ, cùng chồng và con trai học lớp 3 đón Tết Nguyên đán 2025. Chị Quắn là nguồn thu nhập chính của gia đình vì chồng bị mất việc cách đây không lâu. Mức lương công nhân khoảng 7 triệu đồng chỉ đủ trả tiền phòng trọ, ăn uống và lo cho con ăn học. "Ngoài mua sắm những mặt hàng cần thiết, tôi cân nhắc chi tiêu để dành một số tiền nhà gửi về quê biếu ba mẹ. Chủ trọ cũng hỗ trợ, tặng những phần quà nhỏ để cả gia đình cùng ăn tết. Tôi chỉ làm mâm cơm nhỏ, chuẩn bị dĩa bánh mứt đặt lên bàn thờ cầu sức khỏe, may mắn đến người thân", người phụ nữ chia sẻ. Công ty chị thưởng tết tùy thuộc vào năng lực, thâm niên và tinh thần làm việc. Chị tự dặn không được chi tiêu phung phí, để dành tiền trang trải vào đầu năm mới. "Kinh tế eo hẹp, tôi không về quê ăn tết được nhưng trong thâm tâm luôn mong ba mẹ an khang thịnh vượng, có nhiều sức khỏe. Năm sau thu nhập ổn hơn, nhất định tôi sẽ về quê đón tết cùng gia đình. Dù ở thành phố công việc có lúc bấp bênh nhưng tôi vẫn bám trụ để kiếm tiền, khi nào khó khăn quá mới tính chuyện về quê lập nghiệp", chị Quắn trải lòng. Vợ chồng anh Nguyễn Văn Tín (37 tuổi) cùng làm công nhân vệ sinh môi trường tại Q.1. Dịp tết này, anh trực từ ngày 28 tháng chạp đến mùng 4 tết. Những ngày tết, lượng rác ở phố đi bộ Nguyễn Huệ tăng nhiều lần nên những công nhân như anh rất vất vả. Gắn bó với nghề 4 năm và cũng chừng đó thời gian anh đón giao thừa ở ngoài đường. Tham gia phiên chợ Nghĩa tình, anh mua gạo, dầu ăn, bánh mứt… cả nhà đón tết ở phòng trọ. "Tôi được Liên đoàn Lao động TP.HCM tặng 1 triệu đồng nên mua những đồ dùng thiết thực nhất. Tuy nhiên, cả năm được mấy ngày tết nên cũng mua lố chút xíu, mua ít sợ không đủ. Ngoài ra, tôi cũng mua thêm bánh tét, thịt cá… vì đó là những món ăn truyền thống không thể thiếu của mỗi gia đình vào dịp tết", anh Tín bày tỏ.